Skip Navigation
The Endowment for Human Development
The Endowment for Human Development
Improving lifelong health one pregnancy at a time.
Donate Now Get Free Videos

Multilingual Illustrated DVD [Tutorial]

The Biology of Prenatal Development




SINH HỌC PHÁT TRIỂN THAI NGHÉN

.tiếng Việt [Vietnamese]


National Geographic Society This program is distributed in the U.S. and Canada by National Geographic and EHD. [learn more]

Choose Language:
Download English PDF  Download Spanish PDF  Download French PDF  What is PDF?
 

The Fetal Period (8 Weeks through Birth)

Chapter 37   9 Weeks: Swallows, Sighs, and Stretches

Thai kỳ tiếp tục cho tới khi sinh.

Vào khoảng 9 tuần, cử chỉ mút ngón cái bắt đầu và thai nhi có thể nuốt nước ối.

Thai nhi cũng có thể nắm một vật, chuyển động đầu ra trước hoặc sau, mở và đóng hàm, chuyển động lưỡi, thở dài, và duỗi mình.

Các thụ thể dây thần kinh trên mặt, các lòng bàn tay, và lòng bàn chân có thể cảm nhận sự chạm nhẹ.

"Để phản ứng lại sự chạm nhẹ vào lòng bàn chân," thai nhi sẽ cong hông và đầu gối và có thể quắp ngón chân.

Các mí mắt bây giờ hoàn toàn đóng.

Trong thanh quản, xuất hiện các dây chằng âm thanh báo hiệu sự khởi đầu sự phát triển dây âm thanh.

Ở bào thai nữ, tử cung có thể nhận thấy và các tế bào sinh sản chưa trưởng thành, gọi là noãn nguyên bào, đang tái tạo bên trong buồng trứng.

Cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu phân biệt chúng là nam hay nữ.

Chapter 38   10 Weeks: Rolls Eyes and Yawns, Fingernails & Fingerprints

Sự phát triển đột ngột vào lúc 9 đến 10 tuần làm tăng trọng lượng cơ thể lên trên 75%.

Vào khoảng 10 tuần, sự kích thích của mí mắt trên gây ra sự cụp xuống của mắt.

Thai nhi ngáp và thường xuyên mở và ngậm miệng.

Hầu hết các thai nhi mút ngón cái tay phải.

Các bộ phận của ruột bên trong dây rốn quay lại khoang bụng.

Sự tạo xương được thực hiện ở hầu hết các xương.

Móng tay và móng chân bắt đầu phát triển.

Những vân tay riêng biệt xuất hiện vào khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh. Những dấu hiệu này có thể dùng để nhận dạng trong suốt cuộc đời.

Chapter 39   11 Weeks: Absorbs Glucose and Water

Vào khoảng 11 tuần mũi và môi hình thành hoàn chỉnh. Như với mọi bộ phận cơ thể khác, hình dạng của chúng sẽ thay đổi ở từng giai đoạn của chu kỳ sống cơ thể người.

Ruột bắt đầu hấp thụ glucoza và nước được nuốt bởi thai nhi.

Dù giới tính được quyết định vào lúc thụ tinh, cơ quan sinh dục ngoài giờ có thể phân biệt được là nam hoặc nữ.

Chapter 40   3 to 4 Months (12 to 16 Weeks): Taste Buds, Jaw Motion, Rooting Reflex, Quickening

Từ 11 đến 12 tuần, trọng lượng thai nhi tăng gần 60%.

Mười hai tuần đánh dấu sự kết thúc ba tháng,hay quý, đầu tiên của thai kỳ.

Các chồi vị giác riêng biệt giờ bao phủ phần trong của miệng.
Các vị chôi giác sẽ chỉ tồn tại trên lưỡi và vòm miệng đến khi sinh.

Những cử động của ruột bắt đầu vào lúc 12 tuần và tiếp tục trong khoảng 6 tuần.

Chất đầu tiên được thoát ra khỏi ruột kết của thai nhi và trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Nó bao gồm các enzim tiêu hóa, protein, và tế bào chết được bài tiết bởi bộ máy tiêu hóa.

Vào khoảng 12 tuần, chiều dài các tay đã gần đạt được sự cân xứng hoàn chỉnh với kích thước cơ thể. Các chân dài hơn đạt được sự cân xứng cuối cùng của chúng.

Ngoại trừ lưng và đỉnh đầu, cơ thể của toàn bộ thai nhi giờ phản ứng lại đụng chạm nhẹ.

Những khác biệt trong phát triển giới tính xuất hiện lần đầu tiên. Ví dụ, bào thai nữ thực hiện cử động hàm nhiều hơn bào thai nam.

Trái với phản ứng rụt được thấy trước đó, sự kích thích gần miệng giờ tạo ra phản ứng xoay về phía tác nhân kích thích và mở miệng. Phản ứng này gọi là "phản xạ gốc" và nó vẫn còn sau khi sinh, giúp cho trẻ sơ sinh tìm thấy núm vú mẹ trong khi bú.

Khuôn mặt tiếp tục phát triển do sự tích mỡ bắt đầu lấp đầy hai má và răng bắt đầu phát triển.

Vào khoảng 15 tuần, các tế bào tạo máu xuất hiện và nhân lên trong tủy xương. Hầu hết sự tạo máu sẽ xảy ra ở đây.

Mặc dù sự vấn động bắt đầu có ở phôi thai 6 tuần tuổi, nhưng thai phụ lần đầu tiên cảm nhận được cử động của thai nhi vào khoảng 14 đến 18 tuần. Theo quan điểm truyền thống, sự việc này được gọi là thai nhi đạp.

Chapter 41   4 to 5 Months (16 to 20 Weeks): Stress Response, Vernix Caseosa, Circadian Rhythms

Vào khoảng 16 tuần, các thao tác liên quan đến việc đưa kim vào trong bụng của thai nhi gây ra phản ứng ức chế hoóc-môn phóng noradrenaline, hay kích thích tố tuyến thượng thận, vào dòng máu bên trong cơ thể.

Trong hệ hô hấp, cây phế quản giờ đã gần hoàn chỉnh.

Một chất trắng để bảo vệ, gọi là bã nhờn thai nhi, giờ đây bao phủ thai nhi. Bã nhờn bảo vệ da khỏi các tác động kích thích của nước ối.

Từ 19 tuần cử động của thai nhi, hoạt động hô hấp, và nhịp tim bắt đầu theo các chu kỳ hàng ngày được gọi là nhịp sinh học ngày.

Chapter 42   5 to 6 Months (20 to 24 Weeks): Responds to Sound; Hair and Skin; Age of Viability

Vào khoảng 20 tuần ốc tai, là một cơ quan để nghe, đạt được kích thước của người lớn ở phía bên trong tai trong đã phát triển hoàn chỉnh. Từ giờ trở đi, thai nhi sẽ phản ứng lại mức độ âm thanh tăng dần.

Tóc bắt đầu mọc trên da đầu.

Tất cả các lớp da và các cấu trúc xuất hiện, kể cả nang lông và các tuyến.

Từ 21 đến 22 tuần sau khi thụ tinh, phổi có phần nào khả năng hô hấp không khí. Đây được xem là độ tuổi có thể tồn tại bởi vì sự sống sót bên ngoài dạ con trở nên có khả năng đối với một số thai nhi.

Chapter 43   6 to 7 Months (24 to 28 Weeks): Blink-Startle; Pupils Respond to Light; Smell and Taste

Vào khoảng 24 tuần các mí mắt lại mở và thai nhi thể hiện phản ứng nháy mắt do giật mình. Đây là sự phản ứng lại những tiếng ồn lớn và đột ngột thường phát triển sớm hơn ở thai nhi nữ.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiếng ồn lớn có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi. Những hậu quả tức thời là nhịp tim đập nhanh hơn, thai nhi nuốt quá nhiều, và thay đổi hành vi bất ngờ. Những hậu quả lâu dài có thể xảy ra là mất khả năng nghe.

Nhịp thở của thai nhi có thể tăng cao tới 44 lần hít vào-thở ra trong một phút.

Trong suốt quý ba của thai kỳ, sự phát triển não nhanh chóng tiêu thụ hơn 50% năng lượng được dùng cho thai nhi. Trọng lượng não tăng từ 400 đến 500%.

Vào khoảng 26 tuần mắt tiết ra nước mắt.

Con ngươi phản ứng lại ánh sáng vào 27 tuần. Phản ứng này điều chỉnh lượng ánh sáng đi đến võng mạc trong cả cuộc đời.

Tất cả các thành phần cần thiết cho một giác quan chức năng là vị giác sẵn sàng hoạt động. Các nghiên cứu về trẻ sinh non cho thấy khả năng phát hiện mùi xuất hiện vào 26 tuần sau khi thụ tinh.

Đưa một chất ngọt vào trong nước ối làm tăng mức độ nuốt của thai nhi. Trái lại, thai nhi giảm bớt nuốt khi đưa vào một chất đắng. Những cử chỉ trên mặt thường xuyên biến đổi.

Thông qua một loạt cử động chân giống như bước tương tự như đi bộ, thai nhi thực hiện động tác đạp chân.

Thai nhi bớt đi các nếp nhăn do mỡ tích tụ bổ sung hình thành dưới da. Mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thân nhiệt và dự trữ năng lượng sau khi sinh.

Chapter 44   7 to 8 Months (28 to 32 Weeks): Sound Discrimination, Behavioral States

Vào khoảng 28 tuần thai nhi có thể phân biệt được các âm thanh cao và thấp.

Vào khoảng 30 tuần, hoạt động hô hấp phổ biến hơn và chiếm 30 đến 40% thời gian của một thai nhi trung bình.

Trong suốt 4 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi bộc lộ những khoảng thời gian hoạt động phối hợp ngắt quãng với thời gian nghỉ ngơi. Những trạng thái hành vi này phản ánh sự phức tạp tăng dần của hệ thần kinh trung ương.

Chapter 45   8 to 9 Months (32 to 36 Weeks): Alveoli Formation, Firm Grasp, Taste Preferences

Vào khoảng 32 tuần, túi phổi thực sự, hay các tế bào "túi" khí, bắt đầu phát triển trong phổi. Chúng sẽ tiếp tục hình thành cho tới 8 năm sau khi sinh.

Vào 35 tuần thai nhi nắm được bàn tay chặt.

Sự tiếp cận của thai nhi với các chất khác nhau ảnh hưởng đến sở thích mùi vị sau khi sinh. Ví dụ, những thai nhi có mẹ ăn nhiều hồi, một chất tạo vị cam thảo cho vị giác, bộc lộ sở thích hồi sau khi sinh. Trẻ sơ sinh chưa tiếp cận lúc còn là bào thai thì không thích hồi.

Chapter 46   9 Months to Birth (36 Weeks through Birth)

Thai bắt đầu hoạt động sinh con bằng cách thoát ra lượng lớn hoc-môn gọi là estrogen và như vậy bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp từ thai nhi sang trẻ sơ sinh.

Cơn đau đẻ được đánh dấu bằng những co thắt dữ dội của dạ con, dẫn đến việc sinh con.

Từ khi thụ tinh đến khi sinh và sau đó, sự phát triển cơ thể người có tính chức năng, liên tục, và phức tạp. Những khám phá mới về quá trình hấp dẫn này ngày càng cho thấy tác động quan trọng của sự phát triển thai đối với sức khỏe suốt đời.

Khi chúng ta hiểu biết về những tiến bộ phát triển cơ thể người sớm, thì nhất định chúng ta có thể tăng cường sức khỏe - cả trước và sau khi sinh.


Add a Comment

Your Name: Log In 3rd-party login: Facebook     Google     Yahoo

Comment: