Skip Navigation
The Endowment for Human Development
The Endowment for Human Development
Improving lifelong health one pregnancy at a time.
Donate Now Get Free Videos

Multilingual Illustrated DVD [Tutorial]

The Biology of Prenatal Development




SINH HỌC PHÁT TRIỂN THAI NGHÉN

.tiếng Việt [Vietnamese]


National Geographic Society This program is distributed in the U.S. and Canada by National Geographic and EHD. [learn more]

Choose Language:
Download English PDF  Download Spanish PDF  Download French PDF  What is PDF?
 

Chapter 15   5 Weeks: Cerebral Hemispheres

Từ 4 đến 5 tuần, não tiếp tục phát triển nhanh và chia thành 5 bộ phận riêng biệt.

Đầu bao gồm khoảng 1/3 tổng diện tích của phôi.

Bán cầu não xuất hiện, dần dần trở thành những phần lớn nhất của não bộ.

Các chức năng rốt cuộc được kiểm soát bởi bán cầu não bao gồm suy nghĩ, học, ghi nhớ, nói, nhìn, nghe, tự vận động, và giải quyết vấn đề.

Chapter 16   Major Airways

9 TUẦN Trong hệ hô hấp, các phế quản chính phải và trái xuất hiện và cuối cùng sẽ nối khí quản, hay ống dẫn khí, với các lá phổi.

Chapter 17   Liver and Kidneys

Chú ý rằng gan lớn choán chỗ ổ bụng nằm kế trái tim đang đập.

Những quả thận vĩnh viễn xuất hiện trong khoảng 5 tuần.

Chapter 18   Yolk Sac and Germ Cells

Túi noãn hoàng chứa các tế bào sinh sản đầu tiên gọi là các tế bào mầm. Vào khoảng 5 tuần những tế bào mầm này di chuyển đến các cơ quan sinh sản nằm gần các quả thận.

Chapter 19   Hand Plates and Cartilage

Cũng vào khoảng 5 tuần, phôi phát triển các bàn tay, và sự tạo sụn bắt đầu vào 5 1/2 tuần.

Ở đây chúng ta thấy bàn tay trái và cổ tay lúc 5 tuần 6 ngày.

Embryonic Development: 6 to 8 Weeks

Chapter 20   6 Weeks: Motion and Sensation

Vào khoảng 6 tuần bán cầu não phát triển nhanh hơn các bộ phận khác của não một cách không cân xứng.

Phôi bắt đầu thực hiện các cử động phản xạ và tự phát. Sự vận động như vậy cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cơ thần kinh bình thường.

Một đụng chạm vào vùng miệng làm cho phôi rụt đầu lại theo phản xạ.

Chapter 21   The External Ear and Blood Cell Formation

Tai ngoài bắt đầu thành hình.

Vào khoảng 6 tuần, sự tạo thành tế bào máu được thực hiện trong gan nơi các tế bào bạch huyết bây giờ đã xuất hiện. Loại tế bào máu trắng này là một phần then chốt của hệ miễn dịch đang phát triển.

Chapter 22   The Diaphragm and Intestines

Cơ hoành, cơ chính được dùng trong hô hấp, phần lớn hình thành trong vòng 6 tuần.

Một phần ruột giờ lồi tạm thời vào trong dây rốn. Quá trình bình thường này, được gọi là thoát vị sinh lý học, tạo chỗ cho các cơ quan đang phát triển khác trong bụng.

Chapter 23   Hand Plates and Brainwaves

Vào 6 tuần các bàn tay phát triển thành một mặt phẳng nhạy.

Những cảm nghĩ đầu tiên đã được ghi lại vào lúc 6 tuần 2 ngày.

Chapter 24   Nipple Formation

Các núm vú xuất hiện ở hai bên thân không lâu trước khi đạt được vị trí cuối cùng của chúng ở phía trước ngực.

Chapter 25   Limb Development

Vào khoảng 6 1/2 tuần, có thể phân biệt các khuỷu tay, các ngón tay bắt đầu tách biệt, và có thề thấy cử động của bàn tay.

Sự hình thành xương, được gọi là sự tạo xương, bắt đầu ở xương đòn, hay còn gọi là xương vòng, và các xương hàm trên và dưới.

Chapter 26   7 Weeks: Hiccups and Startle Response

Hiện tượng nấc cụt có thể quan sát được lúc 7 tuần.

Bây giờ có thể thấy cử động chân, cùng với phản ứng giật mình.

Chapter 27   The Maturing Heart

Trái tim 4 ngăn hầu như hoàn chỉnh. Trung bình, tim giờ đây đập 167 lần trong một phút.

Hoạt động điện của tim được ghi nhận vào 7 1/2 tuần cho thấy mô hình sóng tương tự như của người lớn.

Chapter 28   Ovaries and Eyes

Ở thai nhi nữ, có thể thấy buồng trứng vào lúc 7 tuần.

Vào lúc 7 1/2 tuần, võng mạc có sắc tố của mắt được thấy dễ dàng và các mí mắt bắt đầu thời kỳ phát triển nhanh.

Chapter 29   Fingers and Toes

Các ngón tay tách biệt và các ngón chân chỉ dính ở dưới các bàn.

Các bàn tay giờ đây có thể đụng vào nhau, và các bàn chân cũng vậy.

Các khớp đầu gối cũng xuất hiện.

The 8-Week Embryo

Chapter 30   8 Weeks: Brain Development

Lúc 8 tuần não bộ trở nên phức tạp và chiếm gần một nửa tổng trọng lượng cơ thể phôi.

Sự tăng trưởng tiếp tục với một tốc độ phi thường.

Chapter 31   Right- and Left-Handedness

Vào lúc 8 tuần, 75% phôi thể hiện ưu thế tay phải. Phần còn lại được chia đều giữa ưu thế tay trái và không có ưu thế nào cả. Đây là bằng chứng đầu tiên của thói quen dùng tay phải hay trái.

Chapter 32   Rolling Over

Các sách nhi khoa mô tả khả năng "cuộn mình" xuất hiện 10 đến 20 tuần sau sinh. Tuy nhiên, sự sắp xếp đầy ấn tượng này bộc lộ sớm hơn nhiều trong môi trường trọng lực thấp của túi ối đầy chất lỏng. Chỉ có sự thiếu sức mạnh cần thiềt để vượt qua lực hút cao hơn bên ngoài tử cung mới ngăn không cho đứa bé mới sinh cuộn mình.

Phôi trở nên linh hoạt hơn về hoạt động cơ thể trong suốt thời gian này.

Các cử động có thể chậm hoặc nhanh, đơn lẻ hay lặp đi lặp lại, tự phát hay phản xạ.

Sự xoay đầu, duỗi cổ, và đưa tay sờ lên mặt xảy ra thường xuyên hơn.

Việc chạm vào phôi gây ra cử chỉ liếc mắt, cử động hàm, cử chỉ nắm tay lại, và trỏ ngón chân.

Chapter 33   Eyelid Fusion

Từ 7 đến 8 tuần, các mí mắt trên và dưới nhanh chóng tăng kích cỡ mắt và nối với nhau một phần.

Chapter 34   "Breathing" Motion and Urination

Dù không có không khí bên trong tử cung, phôi vẫn thực hiện hoạt động hô hấp từng cơn trong vòng 8 tuần.

Vào thời điểm này, thận sản xuất nước tiểu được bài tiết vào nước ối.

Ở phôi nam giới, tinh hoàn phát triển bắt đầu sản xuất và thoát kích thích tố sinh dục nam.

Chapter 35   The Limbs and Skin

Các xương, khớp xương, cơ, dây thần kinh, và mạch máu của các chi gần giống với của người lớn.

Vào khoảng 8 tuần, biểu bì hay lớp da ngoài, trở thành một màng có nhiều lớp, mất đi nhiều sự trong suốt của nó.

Lông mày phát triển khi lông xuất hiện xung quanh miệng.

Chapter 36   Summary of the First 8 Weeks

Tám tuần đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai.

Suốt thời gian này, phôi người đã phát triển từ một đơn bào thành gần 1 tỷ tế bào tạo ra hơn 4.000 cấu trúc cơ thể riêng biệt.

Phôi giờ đây có hơn 90% cấu trúc được tìm thấy ở người lớn.


Add a Comment

Your Name: Log In 3rd-party login: Facebook     Google     Yahoo

Comment: